1/ Dù lượn và nhảy dù có phải là 1?
Dù lượn, tiếng Anh gọi là Paragliding, gọi theo tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếng Pháp là Parapent, là một môn thể thao hàng không giải trí nhưng cũng không kém phần cạnh tranh mang tính chuyên nghiệp.
Dù lượn là gì? dù lượn khác dù nhảy như nào?
Dù lượn là hình thức bay tự do, cất cánh bằng chân. Phi công ngồi vào một ghế ngồi được may bằng những dây đai bền chắc (đai ngồi) bên dưới một cánh dù làm bằng vải, được bơm căng đầy không khí để giữ hình dáng khí động học nhờ vào áp lực không khí khi dù di chuyển tràn vào các khoang dù
Dù lượn khác với nhảy dù thế nào?Dù lượn “bay” được, còn dù nhảy chỉ … “rơi thôi!
Cùng có chữ “dù”, cùng là môn thể thao hàng không, lại có hình dáng thoạt đầu khá giống nhau, rất nhiều người đang nhầm lẫn hai môn này với nhau.Nhảy dù là môn thể thao hàng không mà VĐV nhảy ra từ máy bay trực thăng, rơi tự do trong vài giây trước khi bung dù ra để hãm lực rơi. Chiếc dù nhảy gần như chỉ có chức năng giảm tốc độ rơi, không có chức năng lái.
Ngược lại, dù lượn được cất cánh từ sườn núi, di chuyển theo phương gần ngang, có khả năng lái và cơ động cao về hướng bay. Người chơi dù lượn có tính độc lập cao hơn nhiều so với dù nhảy, vì có thể mua và sở hữu một bộ dù và có thể lên điểm bay bất cứ lúc nào để huấn luyện.
Học dù lượn ở đâu?
2/ Bay dù lượn là gì?
Dù lượn là loại hình thể thao mạo hiểm do phi công chủ động hoàn toàn việc lái dù trên không trung. Dù hoạt động trên nguyên tắc xuất phát từ một độ cao nhất định (thường là từ các đỉnh núi), dựa vào gió để nâng dù lên cao. Phi công có thể chủ động trong việc lái dù, bay liệng, hạ cánh, lên cao, xuống thấp (tuỳ theo luồng khí khi bay).
3/ Bay dù đôi là gì?
Bay đôi (bay dịch vụ) là việc bạn sẽ bay cùng một phi công dù lượn có chứng chỉ quốc tế. Việc điều khiển bay là do phi công, còn việc của bạn là làm theo các yêu cầu của phi công như chạy, dừng, ngồi vào đai...Ngoài người phi công còn có đội hỗ trợ từ bãi cất cánh và bãi hạ cánh.
4/ Tôi có cần có kỹ năng để bay không?
Ngoài việc bạn có khả năng chạy 1 quãng ngắn khoảng 10-15m khi cất cánh và hạ cánh thì không cần thêm kỹ năng gì cả. Bạn cần làm theo các yêu cầu của phi công để đảm bảo an toàn cho cả 2. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu trước về dù lượn qua mạng internet để rõ hơn về môn thể thao này.
5/ Điều kiện sức khỏe như nào để bay được?
Cân nặng trong khoảng 15-105kg. Sức khoẻ bình thường là được. Nếu bạn có các bệnh bẩm sinh hay mãn tính như bệnh co giật, tim mạch, huyết áp cao...thì không nên tham gia vì trên không khi gặp vấn đề không thể xử lý được. Ngoài ra đây là môn thể thao ngoài trời, chơi dưới điều kiện trời nắng, bạn nên có chuẩn bị các biện pháp che chắn như áo chống nắng, kem chống nắng, kính râm, giày thể thao... và một số thức ăn, thức uống như nước bù điện giải, bổ sung năng lượng...
6/ Bao nhiêu tuổi thì được phép bay đôi?
Tốt nhất là từ 10 tuổi trở lên, hoặc cần được thông báo trước và cân nhắc theo từng trường hợp. Người tham gia dưới 18 tuổi cần có sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ. Chúng tôi khuyến nghị độ tuổi bay là từ 6 tuổi khi mà các em đã kiểm soát được các phản ứng và hành vi.
7/ Thời gian bay mỗi lần là bao lâu?
Từ 10-20 phút tùy thuộc vào tình hình thời tiết và tâm lý của người tham gia.
8/ Tôi cần đăng ký trước bao lâu với Bao Yến Travel
Nếu bạn đăng kí tour thì chậm nhất là 3 ngày của chuyến đi, trước khi hết chỗ. Ngoài ra thì Bảo Yến cũng nhận đăng kí bay riêng, bạn tự túc tới được điểm bay, đăng kí chậm nhất 1 ngày trước lúc bay.
9/ Vì sao tôi cần đăng kí trước?
Trong mùa lễ hội, lượng khách bay là rất đông. Nên nếu bạn đăng kí muộn hoặc tới nơi mới đăng kí thì bạn sẽ phải xếp hàng rất lâu, có thể không bay được.
10/ Đăng kí rồi có chắc chắn bay được không?
Vấn đề lớn nhất là thời tiết. Thực tế nhiều khi phi công xếp dù sẵn nhưng phải đợi cả ngày mới bay được 1 chuyến vì thời tiết không thuận lợi.
Vấn đề thứ hai là việc sắp xếp bay của BTC tùy thuộc vào số lượng khách đăng kí. Khi bạn đăng kí trước với Bảo Yến, chúng tôi làm việc trực tiếp với phi công nên có thể đảm bảo việc bay của bạn sẽ được ưu tiên hơn.
Vấn đề thứ hai là việc sắp xếp bay của BTC tùy thuộc vào số lượng khách đăng kí. Khi bạn đăng kí trước với Bảo Yến, chúng tôi làm việc trực tiếp với phi công nên có thể đảm bảo việc bay của bạn sẽ được ưu tiên hơn.
11/ Nếu không bay có được hoàn tiền không?
- KHÔNG trong trường hợp bạn chỉ đăng ký bay đôi với Bảo Yến, điều kiện bay đôi có thể thực hiện được nhưng các bạn không tham dự. Các bạn sẽ mất chi phí đặt cọc là 500.000 VNĐ/người.
- CÓ khi mà việc bay của bạn không được thực hiện do vấn đề thời tiết hay vấn đề từ Bảo Yến, lưu ý chi phí bảo hiểm rủi ro là 100.000 VNĐ sẽ không được hoàn trả.
- Trường hợp các bạn đăng ký tour bay dù trọn gói của Bảo Yến, vì lí do nào đó tới nơi mà không bay, lúc đó giá tour của bạn sẽ được tính như một khách không bay dù. Ví dụ, đoàn có 10 người, giá tour bao gồm bay dù là 3.400.000 VNĐ, giá tour không bao gồm bay dù là 2.000.000 VNĐ. Nếu không bay được, bạn sẽ được hoàn trả 1.400.000 VNĐ
- CÓ khi mà việc bay của bạn không được thực hiện do vấn đề thời tiết hay vấn đề từ Bảo Yến, lưu ý chi phí bảo hiểm rủi ro là 100.000 VNĐ sẽ không được hoàn trả.
- Trường hợp các bạn đăng ký tour bay dù trọn gói của Bảo Yến, vì lí do nào đó tới nơi mà không bay, lúc đó giá tour của bạn sẽ được tính như một khách không bay dù. Ví dụ, đoàn có 10 người, giá tour bao gồm bay dù là 3.400.000 VNĐ, giá tour không bao gồm bay dù là 2.000.000 VNĐ. Nếu không bay được, bạn sẽ được hoàn trả 1.400.000 VNĐ
12/ Tôi có được chụp hình khi bay không?
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng thiết bị của mình để quay phim chụp ảnh. Ngoài ra thì phi công cũng sẽ chuẩn bị cho bạn gopro để quay khi bay và trả file sau khi chuyến bay kết thúc từ 1-2 ngày. Nên lưu ý là mọi thiết bị quay phim chụp hình của bạn nên có dây để đeo cổ hoặc móc gắn với người...để tránh rơi khi bay trên trời.
13/ Tôi rất sợ độ cao, liệu có thể chơi môn dù lượn không?
Chắc bạn cũng không tin đâu nhưng rất nhiều (hầu như tất cả) phi công dù lượn cũng rất sợ độ cao (cái mà bạn gọi là sợ độ cao ấy). Đó là khi bạn đứng chênh vênh trên mái nhà dù chỉ cao 3-4m, trên một cái thang hay trên 1 vách núi và nhìn xuống, bạn cảm thấy rợn sống lưng, gan bàn chân buồn buồn và mồ hôi tay toát ra đúng không? Đó là vì bộ não chúng ta cảm nhận được những yếu tố không an toàn và báo cho chúng ta qua các phản xạ có điều kiện được hình thành từ khi chúng ta còn nhỏ. Chúng tôi gọi đó là "sợ nguy hiểm", ai cũng có nỗi sợ này, chính nó giữ cho chúng ta an toàn trong cuộc sống hàng ngày.
Còn nếu bạn đã từng đi máy bay, bay cao hàng ngàn mét, bạn vẫn bình thản ngắm trời đất qua cửa sổ máy bay mà không hề cảm thấy các biểu hiện trên => bạn hoàn toàn không sợ độ cao. Vì bạn hiểu chiếc máy bay mà bạn đang ngồi an toàn nhất trong các phương tiện vận tải trên trái đất và bạn tin tưởng vào nó cũng như phi hành đoàn.
Tương tự như vậy đối với dù lượn hoặc các môn thể thao mạo hiểm khác, nếu bạn tìm hiểu kỹ về nguyên lý, độ an toàn của trang thiết bị và tin tưởng vào các phi công, bạn sẽ không còn sợ hãi gì nữa và tự tin tung mình vào khoảng không với chiếc cánh trên đầu.
Còn nếu bạn đã từng đi máy bay, bay cao hàng ngàn mét, bạn vẫn bình thản ngắm trời đất qua cửa sổ máy bay mà không hề cảm thấy các biểu hiện trên => bạn hoàn toàn không sợ độ cao. Vì bạn hiểu chiếc máy bay mà bạn đang ngồi an toàn nhất trong các phương tiện vận tải trên trái đất và bạn tin tưởng vào nó cũng như phi hành đoàn.
Tương tự như vậy đối với dù lượn hoặc các môn thể thao mạo hiểm khác, nếu bạn tìm hiểu kỹ về nguyên lý, độ an toàn của trang thiết bị và tin tưởng vào các phi công, bạn sẽ không còn sợ hãi gì nữa và tự tin tung mình vào khoảng không với chiếc cánh trên đầu.
14/ Dù lượn (paraglider) có giống với dù nhảy (parachute) từ máy bay không?
Không
Dù lượn có cấu tạo tương tự với dù nhảy loại hiện đại, có thể lái được nhưng lại khác biệt ở những điểm rất quan trọng sau: Dù lượn “cất cánh” bằng chân do đó không có vấn đề bung dù gây một cú sốc mạnh cho người chơi, cấu tạo với nhiều xoang chứa không khí hơn (cells), dây mỏng hơn, hình dạng khí động học tốt hơn nên dù lượn không những có thể lượn được trong không khí mà còn có thể bay lên đến độ cao hàng nghìn mét chứ không đơn giản chỉ là hạn chế tốc độ rơi theo chiều thẳng đứng như dù nhảy từ máy bay. Và không phụ thuộc vào máy bay và các sân bay nên thủ tục và chi phí đơn giản hơn rất nhiều, dễ phổ cập hơn đến người chơi.
Dù lượn có cấu tạo tương tự với dù nhảy loại hiện đại, có thể lái được nhưng lại khác biệt ở những điểm rất quan trọng sau: Dù lượn “cất cánh” bằng chân do đó không có vấn đề bung dù gây một cú sốc mạnh cho người chơi, cấu tạo với nhiều xoang chứa không khí hơn (cells), dây mỏng hơn, hình dạng khí động học tốt hơn nên dù lượn không những có thể lượn được trong không khí mà còn có thể bay lên đến độ cao hàng nghìn mét chứ không đơn giản chỉ là hạn chế tốc độ rơi theo chiều thẳng đứng như dù nhảy từ máy bay. Và không phụ thuộc vào máy bay và các sân bay nên thủ tục và chi phí đơn giản hơn rất nhiều, dễ phổ cập hơn đến người chơi.
15/ Dù lượn và diều lượn khác nhau như thế nào?
Diều lượn (hanggliding) là một cánh bay được cấu tạo bằng một khung nhôm (hay vật liệu composit), căng vải để hình dạng và biên dạng cánh luôn giữ nguyên dạng cứng chắc khi bay, người phi công dùng trọng lượng cơ thể của mình làm thay đổi trọng tâm của cánh để thay đổi phương của diều. Trong khi đó, dù lượn là một “túi khí” được duy trì lực căng (để giữ biên dạng và hình dạng) bằng áp lực không khí khi dù chuyển động ra phía trước, khi điều khiển người phi công có thể lái bằng 2 cách: lái bằng hãm (hay gọi là phanh, thắng) 1 bên để cho dù có chuyển động chuyển hướng hay lái bằng cách thay đổi trọng tâm của dù khi nghiêng người sang một bên. Thật ra nguyên lý bay của cả 2 loại đều không quá khác biệt về lý thuyết, nhưng diều lượn có tốc độ cao hơn và có thể thực hiện được các động tác phức tạp hơn dù lượn. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều người đến với dù lượn hơn là diều lượn vì: nhỏ gọn dễ vận chuyển, dễ dàng hơn, chi phí thấp hơn, thuận tiện khi đi xa.
16/ Dù lượn có giống với nhảy từ điểm cố định (BASE jump) hay không?
Không
Vận động viên nhảy dù từ điểm cố định bung dù sau một thời gian ngắn rơi tự do trên không từ cầu, vách núi cao hay tòa nhà, tháp. Như vậy cũng không khác phương pháp nhảy từ máy bay và loại dù cũng là loại dù nhảy từ máy bay.
Vận động viên nhảy dù từ điểm cố định bung dù sau một thời gian ngắn rơi tự do trên không từ cầu, vách núi cao hay tòa nhà, tháp. Như vậy cũng không khác phương pháp nhảy từ máy bay và loại dù cũng là loại dù nhảy từ máy bay.
17/ Dù kéo có giống với dù lượn không?
Không
Dù kéo (parasailing) là loại dù dành cho du lịch thưởng ngoạn ta thường thấy tại các khu du lịch biển hay sông, có thể thấy tại Nha Trang, Phan Thiết. Nó là biến thể từ dù nhảy hình tròn, và được kết nối vào canô cao tốc sao cho chuyển động của canô giúp cho dù có lực nâng tương tự như chạy thả diều vậy. Người chơi không có cảm giác bay lượn mà chỉ như đi lên thang máy ngắm cảnh mà thôi vì người lái canô cao tốc mới quyết định hướng đi cho dù, trong khi đó dù lượn bay tự do do vận động viên điều khiển. Với dù kéo người ta gọi người chơi là hành khách còn người ta gọi vận động viên dù lượn là phi công.
Dù kéo (parasailing) là loại dù dành cho du lịch thưởng ngoạn ta thường thấy tại các khu du lịch biển hay sông, có thể thấy tại Nha Trang, Phan Thiết. Nó là biến thể từ dù nhảy hình tròn, và được kết nối vào canô cao tốc sao cho chuyển động của canô giúp cho dù có lực nâng tương tự như chạy thả diều vậy. Người chơi không có cảm giác bay lượn mà chỉ như đi lên thang máy ngắm cảnh mà thôi vì người lái canô cao tốc mới quyết định hướng đi cho dù, trong khi đó dù lượn bay tự do do vận động viên điều khiển. Với dù kéo người ta gọi người chơi là hành khách còn người ta gọi vận động viên dù lượn là phi công.
18/ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trong khi bay gặp thời tiết xấu?
Thật may mắn cho điều này, khi đang bay chúng ta đang có cao độ và sẽ cảm nhận được sự thay đổi thời tiết từ xa (vài cây số hay lên đến vài chục cây số), quan sát bằng mắt qua biểu hiện của các đám mây, màu sắc mây, nhiệt độ… trong phần nâng cao, các phi công đã được được truyền đạt kỹ về vấn đề này. Ngoài ra cũng trong phần nâng cao, phi công của chúng tôi cũng đã được truyền đạt kinh nghiệm làm sao để có thể hạ cánh nhanh khi thời tiết thay đổi nhanh để quá trình bay trở nên an toàn hơn.
19/ Dù lượn có an toàn không?
Dù lượn có an toàn hay không hoàn toàn là do phi công điều khiển dù và các phi công tham gia phục vụ khách của chúng tôi đều đã có chứng chỉ phi công quốc tế do FAI cấp. Các thiết bị bay tốt, đúng chuẩn, được tập luyện và huấn luyện kỹ lưỡng và điều quan trọng là các quyết định xử lý tình huống đúng đắn sẽ giúp người chơi an toàn. Nếu phải so sánh với việc điều khiển xe máy tại Việt Nam thì chắc chắn là an toàn hơn.